Mời tham gia Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên – Kon Tum 2024

Căn cứ Công văn số 4827/BCT-XTTM ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ Công Thương về kế hoạch luân phiên tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại cấp vùng;

Quyết định số 3444/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia xúc tiến thương mại năm 2024;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 33/TTr-SCT ngày 22 tháng 4 năm 2024, Ủy  ban  nhân  dân  tỉnh  ban  hành  kế hoạch  tổ chức  Hội  chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên -Kon Tum 2024(gọi tắt là Hội chợ), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. Mục đích

– Hội chợ là dịp để quảng bá, giới thiệu mảnh đất và con người Kon Tum, những thành tựu về phát triển kinh tế -xã hội; những tiềm năng, lợi thế và triển vọng phát triển của tỉnh Kon Tum; là dịp để ngành Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối, cùng hỗ trợ, hợp tác để phát triển trong lĩnh vực ngành.

– Tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp giao thương, học tập, trao đổi kinh nghiệm; quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ; hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường.

– Phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các địa phương lân cận.

  1. Yêu cầu

– Hội chợ phải tổ chức với tinh thần thiết thực, hiệu quả.

– Các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương để tổ chức Hội chợ thành công theo đúng tiến độ, mục tiêu đề ra.

– Việc vận động các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia Hội chợ đảm bảo phù hợp với quy mô hội chợ, với các ngành hàng phong phú, đa dạng để phục vụ nhu cầu khách tham quan và mua sắm. Gian hàng trưng bày sản phẩm phải thể hiện văn minh thương mại, trang trí đẹp, tổ chức phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp cho khách đến tham quan, mua sắm, tạo ấn tượng tốt về Hội chợ.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ; đảm bảo tuyệt đối về an ninh trật tự, điện, nước, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ trong và ngoài khu vực Hội chợ.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HỘI CHỢ

  1. Tên Hội chợ: Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên -Kon Tum 2024.
  2. Thời gian: Tháng 9 năm 2024 (dự kiến từngày 06 đến ngày 12 tháng 9 năm 2024).
  3. Địa điểm: Quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
  4. Đơn vị chỉ đạo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnhKon Tum.
  5. Đơn vị tổ chức: Cục Xúc tiến Thương mại(Bộ Công Thương), Sở Công Thương tỉnh Kon Tum.
  6. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến công -Xúc tiến thương mại Kon Tum:Đơn vị tổ chức sự kiện.
  7. Đơn vị phối hợp

– Các sở, ban ngành của tỉnh.

– Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

– Công ty Điện lực Kon Tum, Công ty Cổ phần cấp nước Kon Tum,Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum.

– Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum.

– Các đơn vị khác có liên quan.

  1. Đơn vị bảo trợ thông tin

– Báo Kon Tum.

– Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum.

– Cơ quan truyền thông khác.

9.Quy mô: Khoảng 250 gian hàng (gian hàng tiêu chuẩn 3m*3m).

  1. Đối tượng tham gia

– Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công/Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố.

– Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dâncác huyện, thành phố trong tỉnh.

– Các doanh nghiệp, hợp tác xã… trên địa bàn toàn quốc.

– Mời Sở Công Thương, doanh nghiệp nước ngoài tham dự (nếu có): Dự kiến  mời  Nước  Cộng  hòa  Dân  chủ  Nhân  dân  Lào,  gồm  các  tỉnh:  Ắttapư, Chămpasắc,  Sê  Kông,  Salavan;  Vương  quốc  Campuchia,  gồm  các  tỉnh: Ratanakiri, Stung -Treng; Vương quốc Thái Lan, mời tỉnh Ubon Ratchathani.

– Các đơn vị khác có nhu cầu tham gia Hội chợ.

  1. Đối tượng hỗ trợ: Các đối tượng được hưởng chính sách theo quy định của Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến Thương mại gồm các doanh nghiệp, các tổ chức Xúc tiến thương mại (theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Thông tư số 171/2014/TT/BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia).
  2. Ngành hàng tham gia Hội chợ

– Mặt hàng thương mại đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

– Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm OCOP; sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương….-Hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

– Hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm.

– Các ngành hàng dịch vụ: Ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, du lịch….-Các mặt hàng điện, điện tử, điện máy, điện lạnh.

– Các mặt hàng lương thực tiêu dùng thiết yếu.

– Mặt hàng khác.

  1. Công tác tuyên truyền, quảng bá

– Tuyên truyền, quảng bá cổ động trực quan như: Tờ rơi, xe loa tuyên truyền, băng rôn, cờ phướn treo tại các trục đường chính và một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố và một số huyện.

– Tuyên truyền và quảng bá trên các báo, đài, trang website của Sở Công Thương và các cơ quan khác (nếu có).

  1. Các hoạt động chính diễn ra tại Hội chợ

– Tổ chức Lễ khai mạc hội chợ.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và mua bán các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

– Giới thiệu thành tựu phát triển ngành Công Thương và các ngành khác; giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm hiểu tiềm năng hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.-Hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa và ký kết các hợp đồng kinh tế.

– Tổ chức các hoạt động biểu diễn ca múa nhạc thu hút khách tham quan, mua sắm.

  1. Phương án vận động các doanh nghiệp tham gia Hội chợ

– Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành thư mời gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để mời tham gia Hội chợ; Sở Công Thương Kon Tum có thư mời đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp.

– Sở Công Thương Kon Tum, Trung tâm Khuyến công -Xúc tiến Thương mại tổ chức vận động các doanh nghiệp, Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công/Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố tham gia hội chợ.

– Tổ chức mời doanh nghiệp tham gia trong các dịp tham gia hội chợ, hội nghị kết nối giao thương tại các tỉnh, thành phố.-Phối hợp với đơn vị trúng thầu tổ chức hội chợ mời gọi doanh nghiệp tham gia hội chợ.

– Phối hợp Sở Ngoại vụ mờicác cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp các nước Lào, Campuchia, Thái lan  tham gia Hội chợ (nếu có).

– Tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp bằng gửi thư mời, email, điện thoại…

  1. Phương án thiết kế, trang trí Khảo sát mặt bằng, xây dựng sơ đồ tổng thể khu vực hội chợ, khu vực gian hàng, trang trí hội chợ trên cơ sở bố trí hợp lý các khu vực trưng bày thể hiện tính chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và thẩm mỹ và khoa học.

– Hội chợ chia thành các khu như sau:

+ Khu gian hàng trưng bày, giới thiệu thành tựu của các Sở, ngành (nếu có) gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Khu gian hàng trưng bày, giới thiệu thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa của các huyện, thành phố (mỗi đơn vị 02 gianhàng).

+ Khu gian hàng trưng bày của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công/Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố.

+ Khu trưng bày sản phẩm OCOP,  sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoàitỉnh; gian hàng khởi nghiệp.

+ Khu gian hàng trưng bày sản phẩm nước ngoài (nếu có).

+ Khu gian hàng thương mại.

– Cổng Hội chợ được thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi để người dân tham quan, mua sắm.

– Xây dựng kịch bản, thiết kế maket sân khấu cũng như bố trí địa điểm khai mạc hội chợ, chương trình ca nhạc đảm bảo tổ chức trang trọng, chu đáo, lịch sự, hệ thống âm thanh, ánh sáng đảm bảo chất lượng.-Thiết kế lối đi lại trong hội chợ phải đảm bảo thông thoáng, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ.

– Thiết kế đường dây điện gọn gàng, đảm bảo cung cấp tốt đèn điện chiếu sáng cho các gian hàng.

– Phía trước và trong hội chợ phải treo băng rôn, cờ phướn, panô quảng cáo, cờ đuôi  nheo, bảng hộp trang trí, đèn phát sáng,… đảm bảo thu hút khách tham quan.

  1. Phương án tổ chức hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự tại Hội chợ

– Đơn vị trúng thầu tổ chức hội chợ triển khai thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy, y tế, vệ sinh môi trường (thu gom xử lý rác thải…), đảm bảo điện chiếu sáng, nướcsinh hoạt… trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ.

– Bố trí nhân lực và phương tiện đảm bảo công tác an ninh, an toàn trật tự, y tế, phòng cháy chữa cháy trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ.

– Xây dựng phương án cung cấp các nguồn điện, nước đảm bảo cungcấp tốt đèn điện chiếu sáng, nước sạch cho các gian hàng cũng như trong khuôn viên hội chợ trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ.

– Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau thời gian Hội chợ.

– Xây dựng nội quy hội chợ và công bố rộng rãi đến các gian hàng, đơn vị tham gia Hội chợ.

III. KINH PHÍ

– Nguồn kinh phí từ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2024 đã được Bộ Công Thương giao tại Quyết định số 3444/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2023.-Nguồn ngân sách tỉnh đối ứng(nếu có).

– Nguồn thu chi phí thuê gian hàng từ các doanh nghiệp tham gia hội chợ.-Nguồn tài trợ và các nguồn thu hợp pháp khác.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Sở Công Thương

– Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hội chợ đảm bảo đúng nội dung kế hoạch, thành công và hiệu quả.

 – Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Tổ chức Hội chợ để chỉ đạo triển khai đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra (hoàn thành trong tháng 5).

– Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Thư mời tham gia Hội chợ, Thư mời Lễ Khai mạc Hội chợ.

– Chủ trì, phối hợp với đơn vị tổ chức hội chợ lập sơ đồ tổng thể mặt bằng. Thực hiện tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về Hội chợ trên các phương tiện thông tin đại chúng; là đầu mối vận động và tiếp nhận doanh nghiệp đăng ký tham gia, theo dõi dàn dựng, trang trí và sắp xếp gian hàng;

– Kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí và truyền hình trong và ngoài tỉnh theo quy định.

– Phối hợp với đơn vị trúng thầu vận động tài trợ theo đúng quy định.

– Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công -Xúc tiến thương mại thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu, quyết toán theo quy định.

– Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những công việc vượt thẩm quyền (nếu có); báo cáo kết quả sau khi kết thúc Hội chợ cho Ủy ban nhân dântỉnh.

  1. Công an tỉnh

– Bố trí lực lượng triển khai công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực trong và ngoài Hội chợ; chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh; phòng ngừa trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật, cờ bạc,..

– Phân luồng, không để xảy ra ùn tắcgiao thông và đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ trong thời gian tổ chức Hội chợ.

  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Tổ chức tham gia 02 gian hàng tại Hội chợ để giới thiệu các thành tựu của ngành (nếu có).

– Vận động các doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại Khu gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP như: Sản phẩm OCOP, sản phẩm từ dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao,…

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Tổ chức tham gia 02 gian hàng Xúc tiến đầu tư để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội Xúc tiến đầu tư của tỉnh Kon Tum (nếu có).

– Vận động các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ.

  1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Tổ chức tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá giới thiệu tiềm năng về văn hóa, du lịchcủa tỉnh Kon Tum tại Hội chợ (nếu có).

– Thực hiện cấp phép biểu diễn nghệ thuật; chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với đơn vị trúng thầu tổ chức Hội chợ treo các panô, áp phích, băng rôn, phướn tuyên truyền về Hội chợ.

  1. Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá giới thiệu các thành tựu về khoa học, công nghệ của tỉnh Kon Tum tại Hội chợ (nếu có).
  2. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công hàm mời các tỉnh (nếu có): Ắttapư, Chămpasắc, Sê Kông, Salavan (Lào); Ratanakiri, Stung -Treng (Campuchia), Ubon Ratchathani (Thái Lan).
  3. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí phát sinh của địa phương khi tổ chức Hội chợ (nếu có).
  4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về Hội chợ trên các phương tiện thông tin đại chúng.10. Sở Y tế: Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp, hướng dẫn và kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian hội chợ.
  5. Đài Phát thanh vàTruyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Kịp thời đưa tin, bài tuyên truyền, giới thiệu về Hội chợ.
  6. Công ty Điện lực Kon Tum

– Chịu trách nhiệm khảo sát nguồn điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ và an toàn cho Hội chợ.

– Có phương án dự phòng cung cấp điện để đảm bảo nguồn điện trong suốt thời gian diễn ra hội chợ; cử người trực để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.

  1. Cục Quản lý thị trường Kon Tum: Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa của các đơn vị tham gia Hội chợ.
  2. Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum:Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn khách mời, các doanh nghiệp và hàng hóa xuất nhập cảnh tham gia Hội chợ (nếu có).
  3. Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum

– Bố trí mặt bằng tại Quảng trường 16/3 để tổ chức Hội chợ đảm bảo không gian rộng, thoáng, đảm bảo công tác tổ chức với quy mô hội chợ được Bộ Công Thương phê duyệt.

– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường cóliên quan trongcông tác trông giữ xe, đảm bảo trật tự, giám sát các điểm trông giữ xe có niêm yết giá và thu đúng theo quy định.

– Tổ chức tham gia 02 gian hàng trưng bày sản phẩm; quảng bá, giới thiệu thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch và tiềm năng phát triểncủa thành phố Kon Tum tại Hội chợ.

 – Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia Hội chợ.

  1. Ủy ban nhân dân các huyện

– Mỗi huyện tổ chức tham gia 02 gian hàng trưng bày sản phẩm; quảng bá, giới thiệu thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, dulịch và tiềm năng phát triển của địa phương tại hội chợ.

– Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia Hội chợ.

  1. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum

– Phối hợp, tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; bố trí các thùng rác, nhà vệ sinh tại khu vực hội chợ để đảm bảo vệ sinh.

– Phối hợp đơn vị trúng thầu tổ chức hội chợ hoàn trả mặt bằng sau tổ chức Hội chợ cho đơn vị chủ quản.

18.Công ty Cổ phần cấp nước Kon Tum: Chịu trách nhiệm cung cấp nước sinh hoạt tại khu vực hội chợ, đảm bảo cung cấp nước thường xuyên, kịp thời và đầy đủ trong thời gian diễn ra Hội chợ thông qua hợp đồng dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt.

  1. Đơn vị trúng thầu tổ chức hội chợ

– Phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum: Khảo sát, lên sơ đồ tổng thể mặt bằng, sắp xếp vị trí ngành hàng, gian hàng và cơ sở vật chất liên quan; thiết kế brochure, băng rôn, cờ phướn, thư mời; chương trình tổng thể, kế hoạch chi tiết Hội chợ; tổ chức thiết kế và trang trí tổng thể Hội chợ; xây dựng kịch bản Lễ khai mạc.

– Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để thống nhất phương án cung cấp điện, nước, công tác vệ sinh, bảo vệ, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự…khu vực Hội chợ. Dàn dựng, bố trí ngành hàng, gian hàng khoa học, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho Hội chợ. Phối hợp với đơn vị chủ trì vận động và tiếp nhận đăng ký gian hàng của các doanh nghiệp, các tổ chức đủ điều kiện tham gia Hội chợ.

– Thường trực tại Hội chợ để quản lý và giải quyết kịp thời những phát sinh, vướng mắc liên quan khác. Bố trí lượng bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, vệ sinh thường trực trong thời gian tổ chức Hội chợ./.

Tổng hợp