Khắc phục “điểm nghẽn” ngành logistics
Việc kết nối giao thương trong lĩnh vực logistics nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng thị trường vận tải hàng hóa, đồng thời hóa giải khó khăn về giá cước, thiếu container… là bước đi cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều lợi thế phát triển
Phát biểu tại Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM)- nhấn mạnh, Việt Nam xác định logistics là yếu tố quan trọng của nền kinh tế nên luôn được coi trọng và hỗ trợ phát triển. Mặt khác, việc kết nối lại chuỗi cung ứng, phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng như thế giới phụ thuộc lớn vào logistics.
Phân tích về bức tranh của logistics Việt Nam, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – nêu rõ, Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á – khu vực phát triển năng động và tăng trưởng nhanh. Cùng đó với đường bờ biển dài, tiếp giáp với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam thuận lợi phát triển cảng nước sâu, địa điểm trung chuyển.
“Logistics có vai trò quan trọng khi liên kết giữa các ngành sản xuất, thương mại và là dịch vụ song hành với hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ lưu thông trong nước. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu, một saãn phêím liïn quan àïën nhiều quốc gia khác nhau thì logistics còn mang tính quốc tế rất cao” – ông Trần Thanh Hải nói và cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách về phát triển dịch vụ logistics; hạ tầng logistics đã có nhiều cải thiện, gồm cả hạ tầng động và hạ tầng tĩnh; số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng đáng kể và có xu hướng áp dụng công nghệ… Đó là nền tảng tốt cho ngành logistics Việt Nam phát triển.
Đẩy mạnh kết nối, hợp tác
Trên thực tế, dù ngành logistics Việt Nam đã tăng trưởng rõ nét thời gian qua nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, đa số doanh nghiệp logistics Việt Nam có quá trình hoạt động chưa lâu, mới chỉ khoảng 20 năm trở lại đây nên quy mô nhỏ, chưa tích lũy nhiều vốn, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế hạn chế. Doanh nghiệp logistics trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ cơ bản, như vận tải đường bộ, àûúâng thủy, haâng khöng coân những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao gắn liền với cung ứng công nghệ vẫn chưa tham gia nhiều. Mặt khác khả năng tích hợp tạo ra chuỗi cung ứng hoàn hảo còn hạn chế. Với hiện trạng trên, việc kết nối hợp tác với doanh nghiệp FDI để khắc phục điểm yếu, đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành logistics là cần thiết.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Vũ Thành- Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics Việt Nam – nhìn nhận: Chính sách về phát triển logistics trong thời gian gần đây ngày một mở với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Yếu tố này đã tạo sức hấp dẫn với doanh nghiệp FDI đến với logistics Việt Nam. “Nhiều thành viên Hiệp hội logistics Việt Nam có kế hoạch đầu tư hạ tầng logistics và đầu tư vào công nghệ thông tin, rất mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp logistics FDI” – ông Đặng Vũ Thành cho biết.
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cũng lưu ý: Cần xác định rõ vai trò logistics trong quy hoạch phát triển kinh tế để xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển tương xứng. Hoàn thiện và mở rộng nhanh hạ tầng của logistics. Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng cho logistics, đặc biệt là dịch vụ mang tính tích hợp cả chuỗi sản xuất lớn. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics trong nước… “Chúng ta có thể triển khai khu thương mại tự do ở một số nơi có điều kiện, tạo lực hút nhà đầu tư FDI. Từ đó tạo luồng hàng cho logistics phát triển mạnh hơn nữa” – ông Trần Thanh Hải đề xuất.
Nguồn: congthuong.vn