Tận dụng hệ thống thương mại đa phương với an ninh lương thực: Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu và chiến lược về an ninh lương thực để đối phó với áp lực nhập khẩu lương thực ngày càng tăng.
Nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc đã tăng đáng kể từ khi quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Nhập khẩu thực phẩm hàng năm và nhập khẩu ròng thực phẩm lần lượt đạt 160 và 93 tỷ USD trong giai đoạn 2019–2021.
Đậu nành làm thức ăn protein động vật và dầu đậu nành là mặt hàng thực phẩm nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc với lượng nhập khẩu vượt 100 triệu tấn vào năm 2020 và đạt trung bình 95 triệu tấn hàng năm trong giai đoạn 2019–2021.
Ngô thay thế dầu ăn để trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm 2021. Các loại thực phẩm nhập khẩu chính khác là thịt, sữa và đường. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ năm, sau Mỹ, Hà Lan, Brazil và Đức và là nước xuất khẩu rau, trái cây và cá lớn nhất.
Sự khan hiếm đất và nước canh tác là động lực khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lương thực. Dân số Trung Quốc (1,4 tỷ người) chiếm 18% dân số toàn cầu nhưng Trung Quốc chỉ có 8% diện tích đất canh tác. Lượng nước sẵn có trên đầu người chỉ bằng một phần tư mức trung bình toàn cầu. Quốc gia này đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới công nghệ và thể chế, cải cách thị trường, tăng đầu vào và đầu tư vào nông nghiệp đem lại kết quả là giá trị thực của sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng hơn 5% mỗi năm trong 40 năm qua. Nhưng mức tăng trưởng này vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của Trung Quốc.
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng từ 1.053 đô la Mỹ năm 2001 lên 12.741 đô la Mỹ năm 2022. Dân số Trung Quốc tăng từ 1,28 tỷ lên 1,41 tỷ trong cùng kỳ.
Mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, nhưng nhập khẩu lương thực ròng bình quân đầu người hàng năm của nước này (64 USD) trong giai đoạn 2019–2021 thấp hơn so với các quốc gia có dân số tương đối đông nhưng khan hiếm đất canh tác. Các quốc gia này bao gồm Vương quốc Anh (457 đô la Mỹ), Nhật Bản (422 đô la Mỹ) và Hàn Quốc (535 đô la Mỹ) trong giai đoạn 2019–2021. Tình trạng này cho thấy rằng năng lực sản xuất trong nước của Trung Quốc đã tới hạn và có thể phải nhập khẩu nhiều lương thực hơn trong tương lai.
Theo Luật An ninh lương thực năm 2020 của Trung Quốc (sẽ được ban hành chính thức vào năm 2023) và Luật chống lãng phí thực phẩm năm 2021, Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu và chiến lược về an ninh lương thực để đối phó với áp lực nhập khẩu lương thực ngày càng tăng. Các mục tiêu chính là “đảm bảo ngũ cốc lương thực (gạo và lúa mì) trong nước” và “về cơ bản là tự cung tự cấp trong sản xuất ngũ cốc (gạo, lúa mì và ngô)”. Nếu “về cơ bản là tự cung tự cấp” có nghĩa là 90% hoặc hơn số ngũ cốc đó được sản xuất trong nước, thì có thể nhập khẩu thêm ngô.
Để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và đổi mới công nghệ, bảo vệ đất canh tác và cải thiện chất lượng đất. Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp xanh mới, trong đó tập trung vào việc thúc đẩy đa dạng sinh thái, khả năng phục hồi và tính bền vững trong nông nghiệp và nông nghiệp các-bon thấp. Trong khi nhập khẩu lương thực trong tương lai của Trung Quốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng sản lượng lương thực trong nước và môi trường thương mại quốc tế, hai yếu tố khác có thể đóng một vai trò nhất định. Thứ nhất, nhu cầu về thịt của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cùng với thu nhập cho đến ít nhất là năm 2035. Thứ hai, nhu nhập tăng – đặc biệt là thu nhập ở nông thôn ở các vùng kém phát triển ở miền tây và miền trung Trung Quốc – sẽ thúc đẩy hơn nữa nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi và các loại thực phẩm có giá trị cao khác như rau, trái cây và cá.
Thương mại sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực và tính bền vững của nông nghiệp Trung Quốc, đồng thời sẽ giúp đảm bảo người tiêu dùng Trung Quốc có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Với quy mô lớn của Trung Quốc, nhập khẩu lương thực của nước này có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại toàn cầu và các nước xuất khẩu lương thực. Việc Trung Quốc tăng cường sản xuất lương thực và cải thiện quản trị hệ thống thương mại đa phương mà thương mại nông nghiệp dựa vào – bao gồm cả việc cấm xuất khẩu và hạn chế – sẽ có lợi cho tất cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm.
Nguồn: https://congthuong.vn/